Sức khỏe tổng quát

Cách dùng thuốc trị khàn tiếng

Khàn tiếng là tình trạng giọng nói của bạn đột nhiên bị thay đổi, thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như ngứa, khô rát họng,… Cùng tìm hiểu các loại thuốc trị khàn tiếng hiệu quả trong bài viết sau đây.

1. Các loại thuốc trị khàn tiếng hiệu quả

Khàn tiếng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tác động tiêu cực đến cuộc sống và công việc của người mắc phải. Tuy nhiên, đây vốn không phải bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để điều trị triệu quả. Thông thường, một số loại thuốc chữa khàn tiếng mất giọng được sử dụng phổ biến gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam: Đây là các loại thuốc thường được sử dụng rộng rãi để chữa khàn tiếng với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các loại thuốc này là nguy cơ gây dị ứng khá cao.
  • Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid: Hiệu quả của thuốc khá cao, tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho gan.
  • Thuốc tiêu đờm: Người bị khàn tiếng thường có cảm giác vướng, khó chịu ở họng kèm theo các vấn đề như ho gió, ho khan và ho có đờm. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, tiêu đờm.
  • Thuốc trị kháng viêm, chống dị ứng: Nhóm này gồm các loại thuốc chứa corticoid và histamin, được dùng để điều trị khàn tiếng nguyên nhân do dị ứng. Đây cũng chính là nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng được sử dụng nhiều nhất trong điều trị khàn tiếng.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc trị khàn tiếng

Các loại thuốc trên thường phát huy hiệu quả nhanh, tức thời, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như:

  • Kháng thuốc: Với những người lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, gây đột biến các loại vi khuẩn, virus gây bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Đau đầu: Đôi khi đi kèm cảm giác chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể gây sốt, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn…
  • Rối loạn tiêu hóa: Việc sử dụng các loại thuốc trị khàn tiếng có nguy cơ gây ra sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong cơ thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị viêm đại tràng, viêm kết tràng… cần phải được điều trị kịp thời.
  • Suy giảm sức đề kháng: Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị khàn tiếng trong thời gian dài khiến suy giảm sức đề kháng, từ đây bạn dễ bị các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong thời gian mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu, việc mẹ bầu đau họng, khàn tiếng sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ tiềm ẩn nguy cơ thai nhi dị tật bẩm sinh, có vấn đề hệ thần kinh…

Để tránh gặp phải những vấn đề trên, các bạn cần lưu ý:

  • Khi tình trạng khàn tiếng kéo dài, hãy tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa biết nguyên nhân gây khàn tiếng là gì.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế về liều lượng thời gian dùng thuốc.
  • Uống thuốc đúng giờ, sử dụng nước lọc khi uống thuốc và tránh dùng đồ uống có cồn trong giai đoạn này.
  • Phụ nữ có thai khi bị khàn tiếng cần thăm khám kỹ lưỡng, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định.

3. Dùng thảo dược trị khàn tiếng

Các loại thuốc Tây y trị khàn tiếng trên mặc dù có khả năng phát huy hiệu quả cao, trong thời gian ngắn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, sử dụng các loại thuốc uống có nguồn gốc thảo dược đang là giải pháp thay thế được nhiều người lựa chọn trong thời gian qua.

Các sản phẩm viên uống trị khàn tiếng chủ yếu có thành phần như cao rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… Đây là những dược liệu có chứa các kháng sinh và kháng viêm thực vật, giúp cơ thể dễ hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn có hại. Từ đây, sử dụng sản phẩm có chứa những dược liệu này sẽ giúp chống viêm, giảm phù nề, cải thiện nhanh các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng mà không lo gây tác dụng phụ.

Không chỉ hỗ trợ cải thiện chứng khàn tiếng, cũng nhờ thành kháng sinh và kháng viêm thực vật, việc sử dụng viên uống lâu dài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả, an toàn.

4. Lưu ý khi trị khàn tiếng mất giọng

Cùng với việc sử dụng thuốc trị khàn tiếng, dưới đây là một số biện pháp giúp bạn khắc phục khản tiếng, mất tiếng tại nhà:

  • Không hút thuốc hoặc hạn chế việc hút thuốc lá.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và caffeine bởi chúng có thể là nguyên nhân gây kích ứng dây thanh.
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 1.5-2 lít nước/ ngày.
  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các món quá ngọt hoặc thô cứng.
  • Hạn chế nói to, nói nhiều trong thời gian dài để cổ họng có thời gian phục hồi.
  • Giữ ấm cổ họng trong mùa lạnh và sử dụng máy điều hòa độ ẩm, lọc không khí.
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa vitamin C, E để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
  • Ngậm chanh đào ngâm mật ong hàng ngày. Đây là công thức có khả năng tiêu đờm, làm dịu cổ họng và dây thanh quản, đồng thời cải thiện sức đề kháng và giúp tổn thương trong vùng họng nhanh lành hơn. Sau vài lần sử dụng, tình trạng khàn tiếng, mất tiếng của bạn chắc chắn sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Khản tiếng có thể gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt thường ngày, do đó để cải thiện triệu chứng, bạn có thể sử dụng thuốc trị khàn tiếng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các thảo dược có tính kháng viêm. Nếu đã sử dụng thuốc nhưng không nhận được hiệu quả điều trị như ý, các bạn cần thăm khám chuyên sâu để có giải pháp khắc phục tốt nhất.

Nguồn tham khảo: Vinmec

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *