Siêu âm thai đo độ mờ da gáy là xét nghiệm lâm sàng rất quan trọng giúp mẹ biết được em bé trong bụng mình có phát triển bình thường hay không. Nếu mẹ đang thắc mắc “độ mờ da gáy 2.5mm có bình thường không?” hay “độ mờ da gáy 3mm có sao không?” thì hãy theo dõi hết bài viết sau để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.
1. Khái niệm đo độ mờ da gáy
Độ mờ da gáy có tên tiếng anh là Nuchal translucency, là 1 trong những xét nghiệm quan trọng, mẹ cần thực hiện khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Độ mờ da gáy chính là 1 tập hợp chất lỏng ở dưới da phía sau cổ của thai nhi. Trên siêu âm, độ mờ da gáy xuất hiện dưới dạng hình ảnh màu đen hoặc mờ. Trong trường hợp thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hoặc mắc nhiều hội chứng di truyền, khiếm khuyết tim thì khi đo độ mờ da gáy sẽ cao.
Khi đo độ mờ da gáy, nếu phát hiện trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down thì thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như chọc ối, lấy mẫu nhung màng đệm…
Các bác sĩ chuyên khoa Sản khuyến cáo mẹ nên thực hiện siêu âm thai đo độ mờ da gáy từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ.
2. Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Khi thực hiện siêu âm thai đo độ mờ da gáy, nhiều mẹ bầu hoang mang không biết “độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?”, “độ mờ da gáy 3.2mm có bình thường không?”, “độ mờ da gáy 2.5mm có bình thường không?” hay “độ mờ da gáy 3mm có sao không?”. Dưới đây là chỉ số độ mờ da gáy mà mẹ bầu có thể đối chiếu để biết bao nhiêu là bình thường:
- Nếu thai nhi 11 tuần tuổi thì siêu âm thai đo độ mờ da gáy thường sẽ nhỏ hơn 2mm.
- Nếu thai nhi 12 tuần tuổi thì siêu âm thai đo độ mờ da gáy thường sẽ nhỏ 2,5mm.
- Nếu thai nhi 13 tuần tuổi thì siêu âm thai đo độ mờ da gáy thường sẽ nhỏ hơn 2,8mm.
- Nếu thai nhi có kích thước từ 45 – 84mm thì siêu âm thai đo độ mờ da gáy thường sẽ nhỏ hơn 3,5mm.
- Nếu siêu âm thai đo độ mờ da gáy dưới 1,3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ rất thấp.
- Nếu siêu âm thai đo độ mờ da gáy cao hơn 3mm thì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Down.
- Nếu siêu âm thai đo độ mờ da gáy đạt 6mm thì đồng nghĩa với việc thai nhi đã có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh khác.
- Nếu siêu âm thai đo độ mờ da gáy từ 3,2 – 3,5mm thì sẽ có nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể.
Xem thêm: Thai nhi có độ mờ da gáy 1.3mm có ảnh hưởng gì?
3. Siêu âm đo độ mờ da gáy bao nhiêu thì có nguy cơ bị Down?
Siêu âm thai đo độ mờ da gáy của thai nhi nên được thực hiện trong quý 1 của thai kỳ (từ 11 – 13 tuần). Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ giúp cho các bác sĩ xác định được nguy cơ mắc hội chứng Down hay không. Thông thường, nếu kết quả đo độ mờ da gáy càng càng thì thai nhi càng có nguy cơ mắc phải hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.
- Trong trường hợp kết quả đo độ mờ da gáy vượt ngưỡng 3mm thì các bác sĩ sẽ tiến hành thêm xét nghiệm chọc ối để có kết quả chính xác nhất trước khi kết luận thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không.
- Trường hợp kết quả đo độ mờ của da gáy từ 3.5 – 4.4 thì tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở khoảng là 21.1%.
- Trường hợp kết quả đo độ mờ của da gáy ≥ 6.5 mm tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở khoảng là 64.5%, chứng tỏ thai nhi có nguy cơ mắc phải hội chứng Down là rất lớn.
4. Cơ sở tính tỉ số nguy cơ dị tật khi đo độ mờ da gáy
Khi siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi, kết quả thu được sẽ căn cứ vào những thông số như:
- Tuổi của người mẹ;
- Độ mờ da gáy của thai nhi;
- Tuổi thai nhi;
- Các thử nghiệm máu của mẹ;
- Sóng mũi của thai nhi.
Thông thường, nguy cơ định chuẩn trung bình thường khi siêu âm độ mờ da gáy thường là 1/300. Nếu nguy cơ nhỏ hơn (1/1.000) thì được xem là thấp và ngược nếu cao hơn 1/100 là cao.
Mặc dù có thể dự đoán nguy cơ trẻ có mắc hội chứng Down hay không nhưng mẹ cũng không cần lo lắng quá bởi đây chỉ là các chỉ số dự báo, không mang tính chất khẳng định. Siêu âm đo độ mờ da gáy có chỉ số cao không có nghĩa là chắc chắn trẻ sẽ mắc hội chứng Down và ngược lại.
Theo thống kê, có khoảng 5% mẹ bầu có chỉ số nguy cơ cao khi đo độ mờ da gáy nhưng em bé sau sinh lại hoàn toàn bình thường.
Tóm lại, siêu âm đo độ mờ da gáy chính là 1 trong những xét nghiệm quan trọng giúp xác định thai nhi có nguy cơ mắc bệnh Down hay không. Ngày nay, chỉ số đo độ mờ da gáy có tính chính xác cao nhờ công nghệ siêu âm hiện đại và trình độ của bác sĩ cũng được nâng cao. Hy vọng thông qua bài viết, mẹ bầu đã có thể giải đáp được những thắc mắc “độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?”, “độ mờ da gáy 3.2mm có bình thường không?”, “độ mờ da gáy 2.5mm có bình thường không?” hay “độ mờ da gáy 3mm có sao không?”. Đặc biệt, các mẹ cũng nên tìm hiểu để lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi có mong muốn siêu âm đo độ mờ da gáy cho bé yêu của mình.
Nguồn tham khảo: Vinmec